黃金現貨 / 美元

Market 13/10 - Chờ đợi số liệu lạm phát CPI

Tin tức thị trường

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 12/10 đóng cửa trong sắc đỏ, chỉ số S&P 500 ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi nhà đầu tư đón nhận chỉ số giá sản xuất (PPI) cao hơn dự kiến và chờ đợi chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống còn gần 29.211 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,33% và đóng cửa ở 3.577 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm gần 0,1% và kết phiên ở 10.417 điểm.
Đây là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của S&P 500, như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. Dow Jones cũng đã đi xuống trong 5/6 phiên gần đây.
Trong phiên, các chỉ số cổ phiếu đi lên và lợi suất trái phiếu giảm sau khi biên bản cuộc họp ngày 20 – 21/9 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Biên bản cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ dự định tiếp tục nâng lãi suất và giữ cho lãi suất ở mức cao cho tới khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhiều quan chức Fed đã liên tục phát đi các thông điệp tương tự nên biên bản này không gây bất ngờ lớn cho nhà đầu tư. Một ý kiến trong biên bản cuộc họp giúp nhà đầu tư lạc quan rằng Fed có thể sẽ giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ hoặc thậm chí là đảo ngược chính sách nếu thị trường tài chính biến động mạnh hơn.
Các chỉ số cổ phiếu dao động giữa xanh và đỏ sau khi Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9 tăng 0,4% so với tháng 8, cao gấp đôi so với mức tăng 0,2% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo. Biểu đồ bên dưới cho thấy số liệu PPI tháng 9 trái ngược với mức giảm 0,2% từng ghi nhận trong tháng 8.
PPI là một trong những thước đo lạm phát mà nhà đầu tư chú ý theo dõi cùng với các thông tin từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Nếu lạm phát cao dai dẳng như thể hiện qua số liệu PPI tháng 9, ngân hàng trung ương Mỹ nhiều khả năng sẽ kiên trì theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm hãm giá cả. Nói cách khác, lãi suất có thể sẽ tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong thời gian dài, gây áp lực tiêu cực với cổ phiếu.
Bước sang ngày 13/10, nhà đầu tư sẽ đón nhận thêm báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 – một thước đo lạm phát còn quan trọng hơn PPI.
Thị trường dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (bps) trong cuộc họp ngày 1-2/11. Trong ba cuộc họp liền nhau vào tháng 6, 7 và 9, Fed đều tăng lãi suất thêm 75 bps.
BoE đã đề cập đến khả năng gia hạn chương trình nếu thị trường lại biến động do kế hoạch ngân sách đã công bố vào tháng trước. Trong phát biểu ngày 11/10 trước các nhà đầu tư trái phiếu, ông Bailey nói còn ba ngày trước khi BoE dừng chương trình mua trái phiếu vào ngày 14/10. BoE đã nỗ lực trấn an các nhà đầu tư sau khi công bố các biện pháp bổ sung nhằm xoa dịu thị trường do kế hoạch cắt giảm thuế.
Lãi suất cho vay thế chấp cũng đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm nay do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo đuổi một lộ trình tăng lãi suất tích cực để giảm lạm phát cao đã đè nặng lên lĩnh vực nhà.
Hoạt động xây dựng và bán nhà đã suy yếu đáng kể trong nhiều tháng gần đây, số lượng bán nhà đã ghi nhận tháng giảm thứ 7 liên tiếp. Tuy nhiên, giá nhà tại Mỹ vẫn ở mức cao đã làm xói mòn khả năng chi trả của những người mua nhà.
Chỉ số Mua hàng trên lĩnh vực này, thước đo của các đơn vay thế chấp mua nhà dành cho hộ gia đình, đã giảm 2,1% so với tuần trước và thấp hơn 39% so với một năm trước; Trong khi Chỉ số tái cấp vốn cho lĩnh vực nhà ở giảm 1,8% vào tuần trước và giảm 86% so với một năm trước.

Phân tích kỹ thuật
Trên đồ thị giá Vàng đã xác nhận đảo chiều giảm theo các nhận định trước đó, dự báo xu hướng giảm về vùng 1630 /oz sẽ được duy trì.
Giá đã phá vỡ vùng hỗ trợ nhạy cảm 168 /oz để xác nhận lại xu hướng giảm vẫn đang còn chiếm ưu thế hơn. Có thể với kỳ vọng USD tăng và thắt chặt chính sách tiền tệ thì Vàng vẫn sẽ quay đầu giảm trở lại
Dự báo giá sẽ giảm về ngưỡng 1655 /oz và có thể phá vỡ hướng về đáy cũ vùng 1630 /oz

Chiến lược giao dịch
Chiến lược bán vùng 1675-1680 lại trong phiên hôm nay

免責聲明