XAUUSD 11/01 - Vàng vẫn đi ngang

已更新
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/1 tăng trên diện rộng, nhà đầu tư đang chờ công bố số liệu kinh tế quan trọng và kết quả kinh doanh của các tên tuổi lớn trong những ngày còn lại của tuần này.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 186 điểm, tương đương 0,56%, và đóng cửa ở 33.704 điểm. S&P 500 tăng 0,7% lên 3.919 điểm.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng phiên thứ ba liên tiếp khi thêm 1,01% và dừng ở gần 10.743 điểm. Nhà đầu tư lạc quan rằng lạm phát hạ nhiệt sẽ thúc đẩy dòng tiền trở lại với các cổ phiếu công nghệ bị bán tháo mạnh trong năm qua. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 Nasdaq tăng ba phiên liền.
Theo CNBC, nhà đầu tư tỷ phú Paul Tudor Jones cũng tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán sáng 10/1, cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất trước khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Bước sang đầu năm 2023, nhà đầu tư lo ngại các đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt nhanh chóng và Fed sẽ không cần thắt chặt tiền tệ quá mạnh tay như lo ngại trước đó.
Nhà đầu tư sẽ chú ý theo dõi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 được công bố vào thứ Năm (12/1) và kết quả kinh doanh quý IV do các ngân hàng lớn công bố vào thứ Sáu (13/1) để đánh giá tình hình kinh tế và dự báo hướng đi của Fed.

Tại sự kiện mới đây, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng Fed cần sự độc lập. Mặt khác, ông cũng nêu rõ quyết tâm ổn định giá cả của các nhà hoạch định chính sách.
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhấn mạnh rằng giới chính trị gia không nên gây áp lực lên ngân hàng trung ương trong cuộc chiến chống lạm phát dai dẳng.
Trong bài phát biểu cùng ngân hàng trung ương Thụy Điển hôm 10/1, ông Powell lưu ý rằng nhiệm vụ ổn định giá cả đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đưa ra những quyết định khó khăn và không được ưa chuộng về mặt chính trị.
Ông phát biểu: “Ổn định giá cả là nền tảng của một nền kinh tế lành mạnh và nó đem lại cho công chúng những lợi ích lớn theo thời gian.
Nhưng trong ngắn hạn, quá trình phục hồi sự ổn định giá cả khi lạm phát lên cao có thể cần đến những biện pháp gây khó chịu, như khi chúng tôi tăng lãi suất để giảm tốc nền kinh tế.
Khi quyết định của chúng tôi không bị tác động trực tiếp bởi các yếu tố chính trị, Fed có thể thực hiện các biện pháp cần thiết mà không cần phải cân nhắc đến các yếu tố chính trị ngắn hạn”.
Trong phần khác của bài phát biểu, ông Powell đề cập đến lời kêu gọi từ một số nhà lập pháp rằng Fed nên sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông lưu ý rằng Fed nên “gắn bó với nhiệm vụ chính của mình và không đi chệch hướng để theo đuổi các lợi ích xã hội không không liên kết chặt chẽ với các mục tiêu và thẩm quyền theo pháp lý”.
Fed đã yêu cầu các ngân hàng thương mại lớn kiểm tra sức mạnh tài chính của họ trong trường hợp các thiên tai như bão táp và lũ lụt xảy ra. Nhưng ông Powell lưu ý rằng Fed sẽ không đi xa hơn thế.

Trong tuần này, các ngân hàng khổng lồ của Mỹ dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận quý IV/2022 thấp hơn khi họ đang chuẩn bị quỹ dự phòng để ứng phó với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Bốn "gã khổng lồ" trong ngành ngân hàng Mỹ gồm JPMorgan Chase & Co, Bank of America Corp, Citigroup Inc và Wells Fargo & Co sẽ báo cáo doanh thu vào ngày 13/1.
Cùng với Morgan Stanley và Goldman Sachs, sáu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này dự kiến xây dựng quỹ dự phòng trị giá 5,7 tỷ USD để chuẩn bị cho các khoản vay khó đòi, cao hơn gấp đôi so với 2,37 tỷ USD được dành ra một năm trước.
Theo Refinitiv, sáu ngân hàng trên dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận ròng trong quý IV giảm trung bình 17% so với một năm trước.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng lãi suất mạnh mẽ trong nỗ lực chế ngự lạm phát gần mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả và chi phí vay cao hơn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế chi tiêu. Với vai trò trung gian kinh tế, các ngân hàng chứng kiến lợi nhuận sụt giảm khi hoạt động kinh tế chậm lại.
Trong những tuần gần đây, một loạt lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng đã cảnh báo về môi trường kinh doanh khó khăn hơn và buộc họ phải cắt giảm lương thưởng hoặc việc làm. Hai nguồn tin thân cận cho biết Goldman Sachs sẽ bắt đầu sa thải hàng ngàn nhân viên từ ngày 11/1. Morgan Stanley và Citigroup cũng cắt giảm việc làm sau khi mảng ngân hàng đầu tư lao dốc.

NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Theo Reuters, giá vàng trụ vững ở mức gần cao nhất trong 8 tháng vào phiên giao dịch vừa qua, được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng đô la và kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất chậm hơn sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Thị trường hiện đang tiếp tục chuyển hướng sang Dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ sẽ được công bố vào ngày 12-1. Các nhà đầu tư đang đặt cược khả năng cao Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách sắp tới diễn ra vào tháng 2.

phân tích kỹ thuật Vàng đang chững lại, tích lũy đi ngang trong khi đó xu hướng của đồng USD cũng đang chững lại cho thấy sự tương quan rất rõ ràng của Vàng và USD ở thời điểm này. Giá hiện đang có mức kháng cự quan trọng ở đỉnh cũ 1880 và mức hỗ trợ nhạy cảm 1865
Trong khi thị trường đang chờ đợi số liệu CPI vào tuần sau thì có thể giá Vàng sẽ giữ biên độ đi ngang và chưa thể đảo chiều giảm.
Dự báo hôm nay biên độ giá vẫn sẽ duy trì đi ngang
註釋
Tốc độ lạm phát của Mỹ đã giảm liên tục trong 5 tháng qua, cho phép Fed giảm bớt tốc độ tăng lãi suất. Trong khi đó, lạm phát ở khu vực Eurozone, dù đã giảm hai tháng liên tiếp, vẫn ở mức 9,2% trong tháng 12 vừa qua. Tháng trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nói bà kỳ vọng lãi suất tăng “cao hơn nhiều vì lạm phát vẫn còn quá cao và được dự báo sẽ giữ trên mức mục tiêu của chúng tôi trong thời gian quá dài”.
“Nếu các bạn so sánh chúng tôi với Fed, chúng tôi còn nhiều việc phải làm hơn họ. Chúng tôi còn một chặng đường dài hơn phải đi”, bà Lagarde nói.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) vẫn đang phải đối mặt với mức lạm phát cao nhất kể từ thập niên 1980. Tuần này, chuyên gia kinh tế trưởng Huw Pill của BOE nói rằng lạm phát cao có thể kéo dài lâu hơn cho dù giá bán buôn điện đã giảm gần đây và nền kinh tế đang ngấp nghé suy thoái.
Cả ba ngân hàng trung ương này đang chống lạm phát trong những điều kiện khác nhau, nhưng có chung một cách chiến đấu là duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngoài ra, các quan chức của cả ba ngân hàng trung ương này cũng ra sức bảo vệ sự độc lập và uy tín của định chế, khi cả ba cùng bị chỉ trích là đã để mặc cho lạm phát tăng vượt tầm kiểm soát rồi mới hành động.
➡️ Bắt đầu có sự chênh lệch lợi suất trái phiếu và chênh lệch phân kỳ chính sách tiền tệ của FED và ECB BOE... do đó cũng có lý do để giải thích thêm các cặp tiền đang theo xu hướng USD điều chỉnh giảm
Fundamental AnalysisGoldgoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSD

相關出版品

免責聲明