Thị trường kim loại quý thế giới đứng yên khi đang trong kỳ nghỉ lễ. Vàng giao ngay neo ở mức 1.798,5 USD/ ounce, vàng tương lai tháng 2 ở mức 1.804,2 USD/ ounce.
Chỉ còn một tuần nữa là kết thúc năm 2022 và vàng chỉ giảm hơn 1% từ đầu năm đến nay sau một năm đầy biến động. Kim loại quý tăng trên 2.000 USD/ounce vào mùa xuân và chạm mức thấp gần 1.630 USD/ounce vào mùa thu.
Đáng chú ý là khi Fed chuyển từ giai đoạn thắt chặt tốc độ cao nhất trong 40 năm sang nới lỏng, vàng sẽ được hưởng lợi. Kể từ năm 2006, vàng đã có lợi thế hơn so với kim loại công nghiệp khi đường cong lợi suất 2 năm/10 năm phục hồi sau giai đoạn đảo ngược.
Bất ngờ trong tuần trước là dữ liệu GDP trong quý 3 cho thấy mức tăng trưởng ở mức 3,2% so với ước tính trước đó là 2,9%. Kết quả mạnh hơn mong đợi đã gây sức ép lên vàng, đẩy giá xuống dưới 1.800 USD/ ounce. Trong khi đó, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi hàng năm (thước đo lạm phát ưa thích của Fed) đã giảm xuống 4,7% vào tháng 11 sau mức tăng 5% vào tháng 10.
Tuần này được dự báo là tuần bình lặng đối với thị trường vàng khi Mỹ bước vào tuần lễ Giáng sinh và năm mới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường sẽ sôi động trở lại trong tuần đầu tiên của năm mới khi một số báo cáo quan trọng được công bố, bao gồm bảng lương phi nông nghiệp. Hiện tại, thị trường đang dự báo nền kinh tế Mỹ có thêm 200.000 việc làm trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,7%.
Mục tiêu tăng giá tiếp theo của giới đầu cơ giá lên là đưa giá vàng tương lai trên ngưỡng kháng cự vững chắc ở mức 1.900 USD/ ounce. Mục tiêu ngắn hạn của giới đầu cơ giá xuống là đẩy giá các hợp đồng tương lai xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức 1.775 USD/ ounce.
GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH CÁ NHÂN:
Trong tuần này, giá vàng quốc tế đã giảm từ mức 1.824 USD/oz xuống mức 1.783 USD/oz và đóng cửa ở mức 1.798 USD/oz.
Sở dĩ giá vàng giảm xuống dưới 1.800 USD/oz trong tuần này do USD index đã phục hồi từ mức 103,5 điểm lên mức 104,2 điểm sau khi GDP quý 3 sửa đổi lần cuối của Mỹ bất ngờ tăng lên tới mức 3,2%, so với mức ước tính trước đó là 2,9%. Trong khi chỉ số chi tiêu tiêu dùng (PCE) của Mỹ tháng 11 tiếp tục giảm xuống mức 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức 5% được ghi nhận trong tháng 10. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cũng đã liên tục sụt giảm từ mức 9,1% trong tháng 7 xuống tới 7,1% trong tháng 11.
Tất cả các số liệu kinh tế nói trên của Mỹ cho thấy kinh tế nước này đang trên đà phục hồi. Với tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế Mỹ và giảm lạm phát như hiện nay, nhiều khả năng FED có thể sẽ chỉ tăng lãi suất thêm khoảng 2-3 đợt nữa, mỗi đợt khoảng 0,25%, rồi sẽ chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất hiện hành. Một khi FED gần tiến tới chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ, thì USD sẽ giảm dần, qua đó sẽ đẩy giá vàng tăng lên. Tuy nhiên, giá vàng sẽ chỉ tăng mạnh khi nhu cầu đầu tư vàng và nhu cầu vàng vật chất phục hồi mạnh trở lại.
GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Nhìn vào mây Ichimoku ở khung Daily chúng ta có thể thấy Vàng bắt đầu có dấu hiệu đi ngang nhưng không còn Tăng trưởng mạnh mẽ.
Đường EMA 200 ở mốc 1764 có vẻ như Vàng sẽ phải có đà hồi phục về mốc 1764 hoặc hơn thế nữa.
Đường EMA 34 và EMA 200 đều đang trùng nhau ở điểm 1764 có thể sẽ có 1 cú đổi chiều xu hướng ở giai đoạn này, nếu Vàng phá được mốc 1820 thì sẽ có 1 xu hướng Tăng mạnh lên mốc 1900.
Quan sát biểu đồ D1, đà tăng trưởng của vàng dường như ko còn chắc chắn khi có dấu hiệu phân kì và giá sau đó đã có chu kì giảm điều chỉnh trở lại. Ở khung tg H4, hiện tại mức hỗ trợ quanh ngưỡng 1775, nếu giá thủng đường uptrend có thể tiếp tục giảm về dưới 1730. Cũng như mức kháng cự quanh mốc 1820-1825, để tăng tiếp cần thấy giá vàng bứt phá được mốc này.
Mức Kháng Cự Quan Trọng: 1805, 1825 Mức Hỗ Trợ Quan Trọng: 1766, 1830
DỰ BÁO GIAO DỊCH CHIẾN LƯỢC:
CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1820 - 1825
Stop Loss : 1832 Take Profit 1 : 1810 Take Profit 2 : 1805 Take Profit 3 : 1800
CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1760 - 1765
Stop Loss : 1754 Take Profit 1 : 1770 Take Profit 2 : 1775 Take Profit 3 : 1780